Truyện Zui
Đăng nhập Đăng ký

5

  1. Nhà
  2. Tất cả truyện
  3. Tôi mang thai, chồng liền lật mặt
  4. Chương 5
Chương trước

39.

Khi tôi tới bệnh viện, Triệu Hằng đang nằm trên giường bệnh, quấn băng khắp chân, được bác sĩ chăm sóc.

Bác sĩ nói rằng anh ta ngã từ trên tường xuống, dẫn đến gãy xương chân, cần phải nằm nghỉ dưỡng một thời gian.

Trước mặt cảnh sát, Triệu Hằng rơi nước mắt như diễn viên nhập vai.

Anh ta nói mình đến thành phố A chỉ để thăm con, nhưng tôi lại ngăn cản không cho gặp.

“Cô ấy lén đưa con bé đi, không cho tôi và mẹ tôi gặp mặt. Mẹ tôi vì nhớ cháu mà khóc đến suýt mù cả mắt! Các anh ơi, tôi nhớ con đến phát điên, nên mới lén trèo tường vào để nhìn con một chút…”

Nghe qua thì cảm động thật đấy.

Nhưng sự thật là — một nhân viên văn phòng chưa từng luyện tập gì, làm sao có thể thực hiện màn "leo tường" khó như trong phim?

Kết quả là leo được nửa chừng thì trượt tay, rơi thẳng xuống đất, bất tỉnh ngay ven đường.

Mãi đến sáng hôm sau, một công nhân vệ sinh mới phát hiện ra, và đưa anh ta vào viện.

 40.

Màn "cảm động lòng người" của Triệu Hằng có thể lừa được cảnh sát, nhưng lại khiến tôi phì cười đầy khinh miệt.

Tôi quá rõ con người này rồi.

“Nhớ con” chỉ là cái cớ, ý đồ thực sự là muốn bắt cóc con bé để uy hiếp tôi, đòi tiền.

Tuy hành vi của anh ta đã vi phạm pháp luật, nhưng vì chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, nên cảnh sát chỉ cảnh cáo, nhắc nhở, không có án phạt cụ thể.

Sau khi cảnh sát rời đi, Triệu Hằng lập tức lộ rõ bản chất, còn tỏ ra đắc thắng.

Anh ta ngang nhiên sai bảo tôi:

“Cô đi đóng viện phí đi, rồi mua ít đồ dùng cá nhân. Tối nay ở lại bệnh viện chăm tôi.”

Trong lòng tôi vốn đã tức, nhưng nghe vậy lại bật cười thành tiếng.

“Tôi không có kinh nghiệm chăm người bệnh, sợ chăm không khéo lại gãy thêm cái chân còn lại. Thế này đi, tôi thuê cho anh một hộ lý chuyên nghiệp.”

Triệu Hằng cau mày, tỏ vẻ miễn cưỡng:

“Ừm, cũng được. Nhưng cô nhớ đem cơm đến đúng giờ, tôi ăn không quen đồ bệnh viện đâu.”

41.

Rời khỏi bệnh viện, tôi liếc thấy vài tờ quảng cáo dán trên cột điện, liền rút điện thoại gọi ngay cho một số.

“Bên chị có dịch vụ thuê người chăm bệnh không? Tôi muốn thuê loại rẻ nhất, đánh giá thấp nhất nhé.”

Chẳng bao lâu sau, người chăm bệnh đến.

Là một chị gái to con, mặt mũi hơi dữ, giọng nói cũng không khách khí:

“Người nằm liệt thì tôi không nhận. Nửa đêm thức dậy tính thêm 100 tệ.

Cọc trước 500.”

Tôi chuyển hẳn 3000, nói dối rằng người nhà bệnh nhân không ở thành phố, nhờ chị ấy “chiếu cố nhiều hơn”.

Chị ta nhận tiền, nhưng thái độ vẫn cộc cằn như cũ.

Tôi lại càng hài lòng — vì chính xác đó là điều tôi muốn.

Quả nhiên, chỉ sau một ngày được "chăm sóc", Triệu Hằng đã chịu hết nổi.

Cốc nước uống thì để nguội lạnh, gọi người hỗ trợ ăn uống hay đi vệ sinh thì mất tăm không thấy bóng, buổi tối lại còn bị tiếng ngáy như sấm của chị hộ lý hành hạ đến mất ngủ.

Anh ta muốn gọi cho tôi?

Toàn bộ số của anh ta đã bị tôi chặn sạch.

Anh ta đành quay sang gọi về nhà, nhưng gia đình giờ cũng là một mớ hỗn độn.

Mẹ anh ta vì đầu tư làm ăn với người quen, mất sạch tiền, đang khóc như mưa gọi anh ta nghĩ cách xoay sở.

Chị gái thì gào lên vì đứa con nghịch ngợm đốt pháo nổ tung một chiếc xe sang trong khu dân cư, hoảng loạn hỏi Triệu Hằng phải làm sao.

Ngay lúc đó, điện thoại lại rung lên một tin nhắn:

"Thông báo: Hạn thanh toán thẻ tín dụng đã đến."

Triệu Hằng nhìn màn hình, mắt tối sầm lại… và ngất xỉu ngay tại chỗ.

42.

Hai ngày sau, chị hộ lý gọi điện cho tôi, nói rằng Triệu Hằng đã tự mình xuất viện rời đi.

Chị ta vừa bức xúc vừa thanh minh:

“Là anh ta tự đi đấy nhé! Không phải tôi không chăm kỹ đâu! Tiền tôi không trả lại đâu đấy!”

Tôi chỉ bật cười:

“Không sao, coi như tiền công vất vả của chị.”

Dù vậy, để đề phòng Triệu Hằng tiếp tục giở trò, tôi vẫn thuê người âm thầm theo dõi hành tung của anh ta.

Nhưng thực tế cho thấy Triệu Hằng bây giờ còn chẳng lo nổi cho bản thân, lấy đâu ra sức mà quay lại phá tôi?

Vốn dĩ anh ta đã ôm đống nợ, giờ lại bị gia đình hút máu triệt để, tình hình tài chính đúng là rối như canh hẹ.

Cùng đường, anh ta buộc phải thế chấp căn nhà duy nhất, rồi đi vay tín dụng đen từ nhóm xã hội đen địa phương.

Nhưng vay thì dễ, trả mới là vấn đề.

Kết quả: không trả được, bị người ta cho người đến đánh gãy một chân, còn bị dằn mặt rằng lần sau gặp lại là đánh tiếp.

Giờ đây, Triệu Hằng chẳng khác gì chó nhà có tang, vác cả mẹ lẫn chị, ôm nhau trốn chạy trong đêm.

Từ đó về sau không ai còn nghe thấy tin tức gì về anh ta nữa.

43.

Lần tiếp theo tôi gặp lại Triệu Hằng… đã là sáu năm sau.

Khi đó, tôi đang đưa con gái Tiểu Tiểu tham gia trại hè thiếu nhi.

Bọn trẻ ríu rít theo chân các thầy cô hướng dẫn, vui vẻ tham quan một viện bảo tàng địa phương.

Tại hiện trường, có một vài nhân viên đang hỗ trợ điều phối và giữ trật tự.

Tôi bất ngờ nhận ra một trong số họ chính là… Triệu Hằng.

Anh ta mặc đồng phục bảo vệ, gò má hóp sâu, râu ria lởm chởm, người gầy đến mức gió thổi cũng lung lay, như là một con người hoàn toàn khác.

Triệu Hằng cũng lập tức nhận ra tôi.

Anh ta kinh ngạc gọi:

“An An… là em sao?!”

Tôi lùi lại một bước, bình tĩnh nói:

“Anh nhận nhầm người rồi.”

Triệu Hằng bỗng trở nên kích động:

“Dù em có hóa thành tro, anh cũng nhận ra em! Em chính là An An!”

Đúng lúc đó, con gái tôi vui vẻ chạy tới, giọng ríu rít:

“Mẹ ơi! Mẹ xem cái xương khủng long này to chưa này!”

Ánh mắt Triệu Hằng lập tức cháy bừng lên, đầy tham vọng:

“Đây là… con gái chúng ta phải không? Trời ơi, lớn thế này rồi à?!”

“An An! Hay là mình làm lại từ đầu đi, để con bé có một gia đình trọn vẹn?”

“Sau này mình sinh thêm một bé trai, cả nhà sống đàng hoàng với nhau, được không?!”

Giây phút đó, tôi suýt buột miệng chửi thề, có cả vạn câu mắng trong đầu chực chờ bung ra.

Nhưng rồi tôi nhìn sang con gái.

Đôi mắt ngây thơ, nụ cười hồn nhiên của con khiến tôi nuốt hết mọi tức giận vào lòng.

Vì con vẫn còn ở đây.

Và tôi, không bao giờ để con bị kéo vào bất kỳ nguy hiểm nào, dù là tinh thần hay thể chất.

44.

Con gái tôi — Tiểu Tiểu — tò mò nhìn tôi, rồi nghiêng đầu hỏi nhỏ:

“Mẹ ơi, chú này là ai vậy?”

Chưa kịp để tôi lên tiếng, Triệu Hằng đã vội vàng chen vào:

“Bố là bố của con đây! Bố là bố ruột của con mà!”

Tiểu Tiểu chớp chớp mắt, rồi rất nghiêm túc trả lời:

“Chú nói dối! Chú không phải bố cháu đâu! Bố cháu cao, đẹp trai, phong độ, chứ không phải giống ông chú xấu trai như chú đâu!””

Triệu Hằng mặt đỏ bừng vì xấu hổ và giận dữ, quay sang tôi gào lên:

“Cô… cô cắm sừng tôi đúng không?! Dám để con tôi gọi người khác là bố à?!”

Anh ta vẫn nóng nảy và bùng phát như ngày nào — chẳng hề thay đổi.

Tôi nhanh chóng ôm con gái ra sau lưng, cảnh giác lui về sau vài bước, rồi chợt lóe lên một ý tưởng — đòn đánh hiểm bằng tâm lý.

“Triệu Hằng,” – tôi hạ giọng –

“Chuyện anh ở đây… Vương Đại Bảo biết chưa nhỉ?”

Vừa nghe tới cái tên ấy, khuôn mặt Triệu Hằng lập tức biến sắc, ánh mắt đầy kinh hãi, như thể bị bóp trúng chỗ đau chí mạng.

Vương Đại Bảo — chính là tên trùm xã hội đen mà năm xưa anh ta vay nặng lãi rồi bị đánh gãy chân.

Thấy phản ứng đó, tôi âm thầm thở phào nhẹ nhõm — biết rằng mình đã đặt cược đúng.

Triệu Hằng xưa nay vẫn vậy.

Với kẻ yếu thì hung hăng, với kẻ mạnh thì sợ đến co rúm.

Đã sáu năm trôi qua, anh ta vẫn không thay đổi gì cả.

45.

Sau khi tình huống nguy hiểm được hóa giải, tôi lập tức gọi điện khiếu nại trực tiếp lên ban quản lý bảo tàng.

Người quản lý tức giận mắng như tát nước:

“Anh còn dám quấy rối khách tham quan? Lúc huấn luyện không học gì à?! Thưởng tháng này cắt sạch! Không muốn làm thì nghỉ đi! Không thiếu người thay thế đâu!”

Trước cơn thịnh nộ ấy, Triệu Hằng cúi đầu khúm núm, miệng rối rít xin lỗi, hoàn toàn không còn chút dáng vẻ nào của kẻ từng oang oang ra lệnh.

Tôi và con gái đứng ở một khoảng cách vừa đủ, lặng lẽ nhìn cảnh tượng đó.

Tiểu Tiểu — con bé ngẩng mặt lên, ánh mắt ngây thơ nhưng sáng như sao, hỏi tôi:

“Mẹ ơi… chú ấy là bố con hả mẹ?”

Con bé vốn rất thông minh.

Tôi nghĩ, thay vì để con tự phát hiện, thì ngay từ đầu, tôi đã chọn cách thành thật.

Từ lúc con đủ hiểu chuyện, tôi chưa bao giờ giấu con bất kỳ điều gì về quá khứ.

Con biết rằng bố mẹ đã chia tay từ rất lâu, nhưng chưa bao giờ vì thế mà cảm thấy thiếu thốn hay tự ti, vì con luôn nhận được rất nhiều tình yêu thương, đủ để bình thản đối diện mọi chuyện.

Tôi khẽ thở dài, xoa đầu con:

“Xin lỗi con nhé, bảo bối… ngày xưa mắt mẹ mù chọn sai người.”

Tiểu Tiểu gật đầu nghiêm túc:

“Không sao đâu mẹ, lần sau mẹ chọn chuẩn là được mà! Dù sao thì… con vẫn rất muốn có một người bố thật đẹp trai đó nha~ Mẹ cố lên nhé! Con sẽ giúp mẹ chọn lọc ứng viên!”

Tôi không nhịn được bật cười —

Con gái tôi… đúng là kho báu lớn nhất đời này.

-Hết-


Chương trước
  • Trang chủ

© 2025 Madara Inc. All rights reserved

Mất mật khẩu?

Xin vui lòng nhập mật tên và địa chỉ email. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo ra một mật khẩu mới qua email.

wpDiscuz