Truyện Zui
Đăng nhập Đăng ký

4

  1. Nhà
  2. Tất cả truyện
  3. Quan toà chính nghĩa tới đây!
  4. Chương 4
Chương trước

9.

Em gái tôi vốn học rất giỏi, chỉ là thời gian trước bị tiếng ồn làm cho căng thẳng, gần như sụp đổ.

Thực ra nó cũng muốn đến trường ôn tập, nhưng trường của nó lại là điểm thi đại học, còn nhà tôi thì không đủ điều kiện cho nó thuê phòng tự học bên ngoài.

May mà có tôi “giúp đỡ”…

Em gái tôi yên tĩnh ôn tập, tâm trạng rất tốt, thuận lợi kết thúc kỳ thi đại học.

Khi thi xong, mấy khu quanh nhà tôi bỗng như được “tháo cũi xổ lồng”.

Buổi tối thì hát hò ầm ĩ, đánh trống nhảy múa.

Ai cũng gào rú, thổi kèn, chơi nhạc cụ, cầm mic hát rap: “Tôi còn muốn sống thêm 500 năm nữa!”

Tiếng ồn kéo dài từ 6 giờ tối tới tận 10 giờ rưỡi đêm, mà chẳng có dấu hiệu dừng lại.

Tôi hỏi ra mới biết, là mấy ông già từng bị tạm giữ trước đây vừa được thả ra.

Nhìn thấy tôi xuất hiện ở sân khu, ông già ấy tỏ ra vô cùng kiêu ngạo:

“Giờ thi đại học xong rồi, cô hết quyền quản tôi nhé!”

Nói xong còn lắc đầu lắc cổ, điệu bộ đúng kiểu “có đun nước sôi cũng không làm gì được tôi”.

Tôi nhớ, sau vụ ồn ào đó, bà cô tôi từng tới nhà chơi, kể rằng hồi trẻ ông ta vốn đã là loại vô lại, ăn chơi trác táng, dính đủ thói hư tật xấu, đánh bài còn gian lận, từng khiến người khác phải nhập viện vì gây sự.

Quả là cực kỳ đáng ghét.

Tôi vốn là “quan toà chính nghĩa”, ghét nhất loại người bại hoại đạo đức như vậy.

Hơn nữa, ông ta thật sự… rất ngu dốt.

Trước đó em gái tôi đã nói thẳng:

Quá ồn ào sẽ làm tôi phát bệnh.

Tôi đã cực kỳ cố gắng để kiểm soát cảm xúc của mình.

Nhưng khi ông ta làm mấy biểu cảm và động tác đê tiện kia.

Bàn tay tôi… nó tự động hành động luôn.

Trong ánh mắt kinh ngạc, sợ hãi của ông ta, tôi dốc hết nước trong tay lên cái loa mới mua của ông ta.

Cái loa mới mua của ông ta lại “tèo” thêm lần nữa.

Ông già gào lên the thé vì tức giận, cực kỳ cay cú, ông ta đẩy mạnh tôi một cái, thậm chí còn giơ tay định tát tôi.

10.

Tôi bật dậy, trừng mắt nhìn ông ta dữ dội.

Ông già cũng nghênh cổ, trừng lại tôi không kém.

Có lẽ ông ta nghĩ, dù có đánh tôi thì cùng lắm cũng chỉ bị giam mấy hôm rồi lại được thả.

Nên lần này gặp lại tôi, chẳng chút sợ hãi.

Tôi còn nghĩ, có lẽ ông ta muốn trả thù thay cho con gái mình nữa.

Ông ta vốn là kiểu lưu manh, chẳng có chút ý thức pháp luật nào, làm gì cũng theo ý mình, lúc nào cũng tự cho mình là “vô đối”.

Tôi run lên vì bị khiêu khích, nhưng tuyệt đối không động tay với ông ta, mà chỉ đi đập cái loa quý giá của ông ta thôi.

Nhưng lần này không giống lần trước.

Vừa thấy tôi sắp phát điên, rất nhiều người xung quanh lập tức chạy lại kéo tôi ra.

Mọi người dịu dàng khuyên nhủ:

“Thôi mà, đừng để tâm với mấy loại già xấu xa này, ông ta chỉ cố tình chọc tức em thôi!”

Có cả mấy đứa nhỏ chạy tới, dúi cho tôi kẹo:

“Chị ơi bình tĩnh, ăn kẹo cho vui lên nào!”

“Mẹ em bảo, lúc buồn ăn kẹo là sẽ thấy vui hơn.”

Mấy bạn học sinh cấp 2 cũng chạy lại kéo tôi.

“Đừng kích động, hít thở sâu đi, tưởng tượng mình đang đứng giữa một cánh đồng rộng lớn, tưởng tượng ông già này chỉ là một cục phân thôi.”

“Chị ơi, giờ chị thấy đỡ hơn chưa?”

Đám gây ồn ào kia, thấy mọi người trong khu đều vây quanh tôi, ai cũng quan tâm, an ủi tôi, cả đám đều ngơ ngác, không thể hiểu nổi tại sao một “con điên” như tôi lại được mọi người yêu thương như vậy.

Còn tôi thì rất nhanh đã bình tĩnh lại, cơn tức trong người như được mưa xuân tưới mát, dịu dần đi hết.

Ông già kia ngược lại thì càng nổi điên hơn.

Ông ta đen nhẻm, gầy gò, trông như cây nấm khô, căng hết các khớp xương, mắt trợn trừng như quái vật, gào thét chửi rủa tất cả mọi người, lời lẽ bẩn thỉu không chịu nổi, vừa chửi vừa phá hoại cây cối, bàn ghế trong khu, thậm chí còn đá cả chó nhà người ta.

Ông ta mắng mọi người là “ăn cháo đá bát”, kêu rằng mình đã vì bảo vệ an toàn cho cả khu mà phải chịu phạt hành chính, vậy mà không ai biết ơn, lại còn quay sang ủng hộ tôi.

Không ai buồn nói chuyện với ông ta nữa.

Dù ông ta có chửi bới ầm ĩ, mạt sát lung tung cả khu, mọi người cũng chỉ xem như tiếng chó sủa.

“Chúng mày sẽ bị báo ứng thôi, chuyện này chưa xong đâu!”

Đúng lúc ấy, một con chó đen to tướng từ bên hông lao ra, sủa ầm ĩ rồi phóng thẳng vào ông già.

Ông ta chưa kịp dứt lời đã hoảng loạn hét lên.

Ông già kia vừa lăn vừa bò chạy thẳng về nhà.

Mọi người ở sân chung cư sững lại một chút, rồi bật cười ha hả.

Mấy ngày sau đó, cuộc sống bỗng trở nên yên bình hẳn.

Các em học sinh tiểu học dưới nhà mỗi lần gặp tôi đều rất vui, chạy lại chia sẻ đồ ăn vặt cùng tôi.

Có em nói, từ sau vụ ấy, buổi tối trong khu yên tĩnh hẳn, học bài, học từ vựng cũng tập trung hơn nhiều.

“Chị ơi, em kể chị nghe nhé. Thật ra mẹ em cũng từng xuống nói chuyện với mấy ông bà ấy, nhưng vừa nghe biết em là học sinh tiểu học, họ đã tỏ thái độ coi thường lắm. Họ nói, học sinh tiểu học cần gì phải yên tĩnh, trẻ con tiểu học thì biết gì mà học hành.”

Cậu bé buồn bã nói.

“Nhưng thực ra, lên cấp hai áp lực cũng lớn lắm.”

Sau đó, mấy đứa bạn của cậu lại ríu rít kể với tôi về việc chúng phải học đến mấy giờ, cuối tuần học thêm bao nhiêu môn, tìm giáo viên giỏi khó như thế nào, muốn vào được trường cấp hai tốt cũng chẳng dễ dàng.

Càng nghe tôi càng thấy xót.

Trẻ con bây giờ ngày càng vất vả, cạnh tranh, áp lực cứ kéo dài từ nhỏ.

Người lớn thực sự không nên vì mình đã lớn rồi mà coi thường những khó khăn, mệt nhọc của trẻ nhỏ.

Nếu không, tôi khác gì mấy “người lớn” chuyên đâm sau lưng giới trẻ đó?

Trong thang máy, mấy bạn nhỏ còn kể với tôi bà già nhuộm tóc bảy màu kia cũng rất quá quắt.

Trẻ con chơi bóng rổ ngoài sân, bà ấy lại cứ nhất quyết ra đó nhảy múa nhạc quảng trường.

Kết quả là, quả bóng rổ văng trúng bà ấy, bà liền lăn ra ăn vạ, đòi bồi thường, còn dọa sẽ làm lớn lên tận trường của mấy đứa nhỏ.

Tụi nhỏ lúc đó sợ quá khóc òa.

Bà “đầu bảy màu” thậm chí còn bắt bọn trẻ phải quỳ xuống, dập đầu xin lỗi.

Tôi nhớ rất rõ bà ấy - chính là bà mỗi lần ngạo mạn đều thích ưỡn ngực tới sát mặt người ta.

Lần đó cũng vậy, bà ta cố tình áp sát vào, rồi lại đi vu cáo cậu bé lớp sáu “quấy rối” mình, khiến thằng bé sợ đến mấy đêm liền gặp ác mộng.

Chuyện này nghe quá sức tưởng tượng.

11.

Kỳ nghỉ sắp hết, tôi cũng chuẩn bị trở lại bệnh viện.

Không biết có phải do quá kích động hay không, mà mấy đêm liền tôi chẳng tài nào ngủ nổi.

Đúng lúc đang mơ màng sắp ngủ, thì tiếng nhạc dưới sân lại vang lên.

Thần kinh tôi vừa chợp mắt lập tức lại căng như dây đàn.

Bà “đầu cầu vồng” cố tình bật thứ nhạc ồn ào nhất, rõ ràng là để trả thù tôi.

Lúc tôi xuống lầu, nghe rất rõ ràng.

Ở cửa cầu thang khu nhà có hai dãy ghế dài, trên đó toàn là các ông bà già ngồi chen chúc.

Mỗi lần đi qua giữa họ, lưng tôi cứ có cảm giác cứ như… bị gãy làm đôi.

Sau này, con đường đó được cư dân gọi là “con đường thân bại danh liệt”.

Tôi vừa đi đến “con đường thân bại danh liệt” thì nghe có người hỏi bà “đầu cầu vồng”:

“Bà nhảy liền mấy tiếng không thấy mệt à?”

Bà ấy vẫy vẫy búi tóc cao, vẻ mặt đắc ý:

“Tôi đâu có nhảy, tôi mở nhạc cho cô ta nghe đấy chứ!”

Ngay lúc ấy, ánh mắt bà ta lia một vòng liền nhìn thấy tôi đang đi tới.

Bà “đầu bảy màu” lại càng hăng máu, bắt đầu buông lời độc mồm bàn tán về gia đình tôi.

“Mấy người nhìn cái dáng của nó đi, không biết còn tưởng bà già bốn mươi. Mặt đầy mụn, chắc bình thường chẳng biết vệ sinh là gì! Cứ ra vẻ quan tâm học sinh lớp 12, chắc là hồi đó không thi đỗ đại học! Kiểu gì cũng do đi bán thân trong trường, bị đuổi học cho xem!

“Tôi nghe bảo là nó phá thai nên không có ai thèm, rồi phát điên luôn đó! Cái loại đàn bà không biết xấu hổ này, có sống cũng chẳng ra sao!”

Bà ta tưởng tôi sẽ lao lên chửi lộn.

Thậm chí còn chuẩn bị sẵn sàng đối phó nếu tôi làm loạn.

“Nó mà dám lại gần, tôi đánh chết! Nó điên thì bà đây cũng không vừa! Tôi còn có cả dùi cui điện, bình xịt hơi cay đây này!”

Bà ta thậm chí còn rút mấy “đạo cụ” ra, vung vẩy khoe khoang, đe dọa tôi ngay trước mặt mọi người.

Tôi hơi ngơ ngác.

Thật ra tôi tăng cân là do phải dùng thuốc lâu dài.

Nhưng dù thế, chẳng phải vóc dáng của bà ta còn xấu hơn tôi sao?

Tôi không nói gì với bà ta lúc đó.

Nhưng đến đêm, tôi bắt đầu hành động.

12.

Dù sao tôi cũng chẳng ngủ được.

Nửa đêm, tôi lặng lẽ đến gần nhà bà ta.

Bà này ở tầng một, còn cực kỳ ngang ngược, tự ý rào luôn cả phần sân chung thành “sân nhà mình”.

Ban quản lý khu đã đến nhắc nhở nhiều lần mà bà ta chẳng thèm để ý.

Đã là khu vực công cộng, vậy tôi làm thế cũng đâu tính là đột nhập vào nhà riêng đúng không?

Tôi lén chôn cái loa bluetooth đã chuẩn bị từ trước vào trong vườn nhà bà ta, rồi bắt đầu phát truyện ma, “Thập tông tội”, nhạc kinh dị.

“Có một bà tám dài mồm, vì tung tin đồn xấu mà bị chia ra thành nhiều túi rác…”

“Cô Hoa đang ngủ thì bỗng cảm thấy lạnh sống lưng…”

“Dưới gầm giường nhà bà ta, chẳng lẽ… có cái gì đó?”

Tôi nấp sau bồn hoa, thấy bà “đầu bảy màu” đứng giữa sân gào rống chửi khắp khu.

“Đứa nào mở truyện ma đấy! Tao lột da mày bây giờ!”

Đến đêm hôm sau, loa lại bắt đầu phát mấy chuyện kỳ dị Đông Nam Á, đủ loại truyền thuyết, phong tục dân gian kỳ quái.

Bà “đầu bảy màu” cuối cùng cũng sợ không chịu nổi nữa.

Bà ta bắt đầu cầm xẻng đi đào lung tung, đào hết chỗ này lại tới chỗ khác, đào mãi mà vẫn không hết, đào kiểu gì cũng không xong.

Mấy ngày liền bị tra tấn như thế, cuối cùng bà ta kiệt sức, chẳng còn hơi đâu mà nhảy nhót nữa.

Về sau, bà ta dường như bị ám ảnh tâm lý, hễ đến tối là bắt đầu sợ, lúc nào cũng ngủ rất sớm.

Nếu ai dám làm ồn khiến bà ta mất ngủ, bà ta còn phát điên hơn cả tôi.

Chỉ với việc dám ngang nhiên rào kín sân chung thành “vườn nhà mình”, rồi lại mặt dày cấm người khác gây ồn ào ảnh hưởng giấc ngủ của mình, bà ta quả thật chẳng biết xấu hổ là gì.

13.

Sau đó, tôi lại được nhận giấy khen “ổn định cảm xúc”.

Trong suốt tháng về thăm nhà, khu tôi vẫn có mấy cụ già thích nhảy quảng trường, nhưng mọi người đều để âm lượng cực nhỏ, cao nhất cũng chỉ tầm ba mươi đề-xi-ben.

Có khi còn chịu khó đeo tai nghe, chỉ để tập luyện cho vui thôi.

Thỉnh thoảng gặp mấy đứa nhỏ nghịch quá, cũng có lúc hét lên ầm ĩ, nhưng sẽ nhanh chóng được các bạn khác nhắc nhở, ai cũng tự giác vặn nhỏ tiếng hoặc chuyển ra sân xa khu dân cư hơn để chơi.

Một ngày nọ, tôi chợt nhớ tới ông già thích loa đài năm nào.

Bà cô tôi bảo, ông ta đã sớm về quê rồi.

Sau chuyện đó, cả ông ta và con gái đều bị ảnh hưởng, tức quá nên dọn khỏi khu luôn.

Cũng là tự họ chuốc lấy mà thôi.

Ai bảo họ lại đi đầu têu bạo lực mạng với tôi chứ.

Tôi có bệnh thì sao, nhường nhịn một người bệnh tâm thần có gì mà khó đâu.

-Hết-

Chương trước
  • Trang chủ

© 2025 Madara Inc. All rights reserved

Mất mật khẩu?

Xin vui lòng nhập mật tên và địa chỉ email. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo ra một mật khẩu mới qua email.

wpDiscuz